Hiện nay nhu cầu lắp đặt Camera ở trường học, mần non rất phổ biến. Nhưng không phải Camera nào cũng dùng được, để giải đáp thắc mắc này, hôm nay mình viết bài này chia sẽ cho các bạn những yêu cầu kỹ thuật cũng như kinh nghiệm để thiết lập một hệ thống ổn định.
1. Những yêu cầu cơ bản
- Phân quyền truy cập: phân quyền xem trực tiếp, xem lại
- Hỗ trợ nhiều tài khoản truy cập cùng lúc
- Băng thông truyền tải cao
- Độ ổn định lâu dài, ít gặp lỗi
- Thiết lập thời gian cho phép truy cập
2. Những lưu ý khi thiết lập hệ thống camera
A. Băng thông truyền tải của đầu ghi hình
- Mỗi đầu ghi hình đều có mức băng thông truyền tải khác nhau, vì vậy bạn cần tính toán lưu lượng truy cập cần thiết và chọn thiết bị phù hợp.
- Dưới đây là ví dụ model đầu ghi hình hỗ trợ băng thông khác nhau. Thông thường: Thông số băng thông đầu vào sẽ bằng băng thông truyền tải.
- Băng thông này sẽ quyết định số lượng kênh mà điện thoại/ PC kết nối và hiển thị.
- Ví dụ: Sử dụng Camera DH-IPC-HFW1230DS1-S5 và thiết lập thông số ghi hình luồng chính 2048kbps (2Mbps) và luồng phụ là 512Kbps (0.5Mbps). Vì vậy để xem 1 kênh này chúng ta cần 2.5Mbps
- Nếu sử dụng DHI-NVR5216-4KS2 có mức băng thông 320Mbps, nó có thể hỗ trợ hiển thị: 320 / 2.5 = 128 (kênh). Nghĩa là tổng số kênh được phát trên điện thoại/ PC phải từ 128 kênh trở xuống
B. Điều gì xảy ra khi quá băng thông hỗ trợ?
- Nếu số lượng kênh được hiển thị trên điện thoại/ PC quá khả năng hỗ trợ của đầu ghi, kể từ kênh quá mức sẽ không xem được hoặc thậm chí đầu ghi sẽ tự khởi động lại gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của phụ huynh.
- Bạn cần đăng ký gói cước từ nhà mạng viễn thông đáp ứng đủ băng thông cho cả đầu ghi.
- Nên cân đối sử dụng tầm 80% băng thông theo thông số của hãng để đạt được sự ổn định tốt nhất. Tương tự như PC, nếu bạn sử dụng hơn 80% tài nguyên PC sẽ chậm, giật là lag.
C. Đường truyền mạng nội bộ
- Đường truyền mạng nội bộ (LAN) đóng vai trò rất quang trọng quyết định độ ổn định của hệ thống Camera.
- Nếu bạn sử dụng 16 Camera như ví dụ trên, sẽ cần 16 x 2.5 = 40 (Mbps), đây chỉ là đường truyền để đẩy dữ liệu từ Camera về đầu ghi để ghi hình. Cộng thêm 160Mbps cần thiết để xem trên điện thoại/ PC xem. Vì vậy bạn cần băng thông LAN tổng cộng là 200Mbps .
- Đương nhiên nếu hệ thống LAN không đáp ứng đủ băng thông, ngoài việc điện thoại/ PC không thể xem video, nó còn ảnh hưởng đến việc nhận tín hiệu và ghi hình trên đầu ghi.
D. Thiết lập đường truyền internet và VLAN
- Nên có đường truyền internet riêng nếu chủ yếu phục vụ cho phụ huynh.
- Nên tách hệ thống Camera trong VLAN riêng để chống tình trạng vọc phá/ hack từ người bên ngoài.
3. Nên chọn thiết bị nào để tối ưu
Do mình chủ yếu tiếp xúc với Dahua/ Kbvision nên mình xin phép preview về 2 hãng này:
- Nên chọn NVR sẽ có mức băng thông cao hơn so với XVR/DVR. Hình ảnh sắc nét, chống được tình trạng nhiễu khi đi chung đường điện.
- Hiện tại các đầu ghi Dahua/ Kbvision hỗ trợ 1 tài khoản chính (admin) , có thể tạo thêm 63 tài khoản phụ và phân quyền xem Camera khác nhau.
- Trên một số dòng đầu ghi hình giao diện 4.0 mới, hỗ trợ thiết khung thời gian cho phép tài khoản phụ truy cập.
- Việc chia sẽ thông tin truy cập rất đơn giản, chỉ cần gửi SN (Serial Number – Cloud P2P) và tài khoản truy cập đến phụ huynh. Họ chỉ việc sử dụng thông tin này trên phần mềm DMSS/ KBView Plus là xem được.
- Số lượng điện thoại của phụ huynh kết nối không giới hạn (chỉ giới hạn số lượng kênh phát đồng thời tùy thuộc theo mức băng thông của đầu ghi)
Trên đây là những kinh nghiệm của mình trong quá trình lắp đặt và hỗ trợ khách hàng. Hy vọng nó sẽ giúp bạn lựa chọn được một hệ thống tối ưu.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!!!