Nhiều người chọn VPN vì đây là một trong những dịch vụ an toàn và đáng tin cậy nhất giúp bảo vệ sự riêng tư và dữ liệu cá nhân người dùng. Mặc dù ngày càng có nhiều người sử dụng VPN, nhưng họ vẫn chưa biết được những sự thật thú vị về loại hình dịch vụ này.
Ngày càng có nhiều cá nhân và tổ chức tin tưởng vào VPN trong việc bảo vệ dữ liệu qua Internet, cũng như những mạng công cộng khác. Theo những cuộc khảo sát gần đây, cứ 4 người thì lại có 1 người sử dụng máy chủ VPN. Sau đây là 10 sự thật thú vị về VPN mà có thể bạn không biết.
1. Các nhà cung cấp VPN bảo vệ dữ liệu của bạn vì chính họ
Có nhiều người quan niệm sai lầm rằng các nhà cung cấp VPN giữ lại bản ghi của khách hàng để giao cho các cơ quan chính phủ. Điều này không đúng! Dữ liệu được họ dùng để xác định những vấn đề có thể xảy ra trong mạng hoặc cải thiện dịch vụ. Tuy nhiên tại một số quốc gia, chính phủ có thể yêu cầu nhà cung cấp giao lại những bản ghi này.
2. VPN có chức năng tương tự tường lửa, ngoại trừ việc dò tìm
Trong khi tường lửa giống như một bộ lọc kiểm tra các gói dữ liệu vào- ra của một mạng hoặc máy tính (và cũng bảo vệ bạn khỏi vi-rút) thì VPN lại có một khác biệt. VPN sử dụng mã hóa đường hầm để bảo vệ thông tin cho bạn giữa các máy chủ và khiến những mã độc như vi-rút gặp khó khăn trong việc xâm nhập vào mạng và máy tính của bạn. Cả hai tính năng này đều giúp bảo vệ những phần khác nhau và có tầm quan trọng tương đương. Tường lửa bảo vệ các mạng thông qua mạng lưới lọc, còn VPN bảo vệ mạng bằng cách không cho các mã độc tiếp cận.Cũng giống như WAN (mạng diện rộng), VPN sẽ thay đổi địa chỉ IP và vị trí địa lý, cung cấp cho bạn quyền truy cập bảo mật vào mọi trang web.
3. PPTP là giao thức VPN lâu đời nhất
Vào giữa những năm 90, một kỹ sư phần mềm của Microsoft là Gurdeep Singh-Pall đã phát triển PTPP (giao thức đường hầm ngang hàng) và mở đường cho sự ra đời của VPN. Mặc dù nhiều người cho rằng PPTP có tốc độ nhanh nhất trong tất cả các giao thức, nhưng nó được thiết kế cho truy cập quay số và có mức mã hoá thấp nhất. Bản dự thảo tiêu chuẩn của IPsec được đưa ra vào năm 1996.
4. Sử dụng VPN không giúp bạn ẩn danh hoàn toàn
Mặc dù một số dịch vụ VPN đảm bảo giúp bạn ẩn danh hoàn toàn khi duyệt web nhưng đó không phải là sự thật. Ngay cả khi họ không yêu cầu bất kỳ thông tin nào về bạn, họ vẫn có thể xác định được bạn là ai qua địa chỉ IP. Nhưng bạn không cần phải lo lắng về điều đó bởi các nhà cung cấp dịch vụ sẽ không làm lộ danh tính của bạn.
5. Bạn vẫn có thể bị xâm nhập khi dùng VPN
Nhưng việc này rất khó xảy ra. Mặc dù VPN có thể thay đổi địa chỉ IP, giúp bận ẩn danh khỏi các bên thứ ba và mã hoá dữ liệu của bạn, nhưng bạn vẫn có thể bị tội phạm mạng tấn công. Tuy nhiên sự mã hoá của VPN khiến đây là việc gần như bất khả thi. Thậm chí ngay cả khi có khả năng bị tấn công thì việc dùng VPN vẫn an toàn hơn là không dùng.
6. VPN có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí đăng ký
Việc đăng ký các dịch vụ trực tuyến hoặc các trang web trên Internet sẽ tính phí tuỳ theo nơi ở của bạn. Sử dụng VPN để thay đổi địa chỉ IP sẽ giúp bạn giảm chi phí đăng ký thuê bao trực tuyến.
7. VPN giúp bạn truy cập vào những nội dung bị chặn
Trong khi dùng các trình duyệt trực tuyến, đôi lúc một số ISP (nhà cung cấp dịch vụ Internet) chặn người dùng truy cập vào các trang web. Thực tế, các ISP, chính phủ hay thậm chí các trang web sẽ chặn nội dung tuỳ theo nơi ở của bạn. VPN không chỉ giúp bạn tránh khỏi các lệnh chặn và cung cấp quyền truy cập vào đầy đủ nội dung, mà còn cho phép bạn dễ dàng tải các nội dung trên Internet xuống.
8. VPN có thể giúp bạn tiết kiệm tiền cho khách sạn và các chuyến bay
Các trang web sẽ thay đổi giá vé máy bay và tiền đặt phòng khách sạn tuỳ theo vị trí địa lý của bạn. Bạn có thể thay đổi vị trí “ảo” nhờ VPN và tiết kiệm tiền cho chuyến đi tiếp theo của bạn. Để thay đổi vị trí, cần xoá hoặc để cookies trình duyệt của bạn ở chế độ riêng tư. Tuy nhiên, cần đảm bảo tránh dùng VPN trong lúc truy cập vào ngân hàng điện tử và Paypal, vì đã có trường hợp bị khoá tài khoản do nghi ngờ sử dụng gian lận.
9. Đôi lúc VPN có thể giúp tốc độ truy cập Internet nhanh hơn
Ở khắp nơi trên thế giới, các nhà cung cấp dịch vụ Internet thường chủ động kiểm soát lưu lượng truy cập web của người dùng khiến tốc độ Internet bị chậm đi. Đây là điều hay gặp ở các hoạt động băng thông cao như truyền trực tiếp video chất lượng HD. Việc sử dụng VPN được mã hoá cao sẽ ngăn mọi nhà cung cấp dịch vụ Internet khống chế những trang web cụ thể. Nó không cho phép nhà cung cấp dịch vụ Internet tách lưu lượng truy cập của bạn thành các đường truyền tốc độ cao và tốc độ thấp, mà buộc họ hợp pháp định tuyến tất cả lưu lượng truy cập web theo đúng như quảng cáo.
10. Đã có 30 trong số 196 quốc gia ra lệnh cấm VPN
Tại các quốc gia có chế độ luật pháp độc đoán, VPN đã bị cấm trong việc truy cập trực tuyến. Các nhà chức trách cấm VPN bởi họ sẽ có toàn quyền kiểm soát các hoạt động trực tuyến của người dân. Họ kiểm duyệt các trang web tuyên truyền quan điểm phản đối vì nhiều lý do, ví dụ như để duy trì an ninh quốc gia, áp đặt các giá trị xã hội, và để giữ ổn định tình hình chính trị trong nước. Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, Iran, Ả-rập-xê-út, Việt Nam, My-an-ma, Syria và Nga là những nước nằm trong số 30 quốc gia cấm VPN.
Công nghệ VPN là một phương thức hiệu quả để lướt net mà không cần lo lắng về việc bị lộ thông tin cá nhân với toàn thế giới. Điều này khiến nó trở thành một điều cần thiết cho các thiết bị điện tử hàng ngày như điện thoại di động, máy tính để bàn và máy tính xách tay.
Như vậy qua bài viết này chắc hẳn bạn đã có 1 cái nhìn mới về VPN. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Nguồn tham khảo: https://vi.vpnmentor.com/