Site icon Application System

Cơ bản về cáp quang và các đầu nối (Phần 2 – Hết)

Kết nối sợi quang đóng vai trò quan trọng đối với hiệu suất mạng. Việc tăng tốc độ truyền dữ liệu sẽ kéo theo yêu cầu nghiêm ngặt hơn về suy hao kết nối quang. Khách hàng luôn có nhu cầu về đầu kết nối với độ suy hao thấp, nhỏ gọn, dễ thi công, sử dụng và đặc biệt là chi phí thấp. Chính vì vậy, các nhà làm tiêu chuẩn và thiết kế cũng đưa ra khá nhiều lựa chọn nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khác nhau.

Các đầu nối quang thông dụng ngày nay bao gồm chuẩn SC (Subscriber Connector), ST (Straight Tip) và FC (Fiber Connector). Bên cạnh đó, các chuẩn đầu nối dạng nhỏ gọn (small-form-factor) như chuẩn LC (Lucent Connector) cũng được sử dụng với mục đích tiết kiệm không gian kết nối, đặc biệt là những môi trường luôn thiếu không gian như trung tâm dữ liệu. MPO (Multi-Fiber Push-On) cũng là chuẩn kết nối đang dần trở nên phổ biến, được sử dụng trong môi trường mật độ cao với mỗi đầu nối MPO chứa đến 12 sợi quang hoặc hơn.

Mỗi thiết kế đều có ưu và nhược điểm riêng, nên khi lựa chọn đầu nối, cần xem xét những yếu tố quan trọng như: ứng dụng, tốc độ hỗ trợ truyền dữ liệu, yêu cầu huấn luyện nhân viên thi công về các loại sợi quang (sợi quang singlemode và multimode yêu cầu các đầu nối khác nhau). Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng thể về đặc điểm và tính năng của các loại đầu nối thông dụng, giúp người dùng có được lựa chọn phù hợp để tối ưu hiệu suất cho hệ thống mạng.

1. Vai trò của đầu nối

2. Cấu tạo một đầu nối

3. Các vấn đề ảnh hưởng đến hiệu suất

4. Chăm sóc bề mặt kết nối

5. Yêu cầu về hiệu suất

6. Lựa chọn đầu nối quang

Trên thị trường hiện nay có hàng chục loại đầu nối, bài viết này chỉ chú trọng đến các chuẩn thông dụng, nhưng cũng sẽ đề cập đến các đầu nối như LC và MPO đang được sử dụng như một trào lưu trong môi trường đặc thù, hỗ trợ tốc độ cao và tiết kiệm không gian.

  1. ST: là đầu nối kiểu vặn đã được sử dụng trong nhiều năm qua cho hệ thống mạng nội bộ với ứng dụng hỗ trợ 10Base-F và 100Base-F. Hiện nay, ST không còn phổ biến nhưng có thể dễ dàng tìm thấy chúng trong hàng triệu kết nối đã được lắp đặt ở các hệ thống mạng cũ. Đầu nối ST sử dụng ferrule 2,5 mm với suy hao thông thường là 0,25 dB.
  2. SC: là đầu nối sử dụng phương pháp cắm/rút khi kết nối. Dễ sử dụng và hiệu suất cao, đầu nối SC là một trong những loại phổ biến nhất, ở các hệ thống mạng chạy ứng dụng Gigabit Ethernet. Đầu nối SC cũng sử dụng ferrule 2,5 mm và suy hao thông thường là 0,25 dB.
  3. LC: là đầu nối có kích thước nhỏ gọn (SFF) chỉ bằng một nửa kích thước đầu SC, sử dụng ferrule 1,25 mm, suy hao thông thường 0,25 dB.
  4. MPO: là đầu nối mật độ cao, chứa cùng lúc nhiều kết nối sợi quang, phương pháp kết nối vẫn là cắm rút tương tự loại đầu SC và LC. Mỗi đầu nối MPO có thể chứa từ 4, 6, 12 đến 24, 48 hoặc thậm chí 60 sợi quang. Do tính phức tạp và yêu cầu độ chính xác cao, loại đầu nối này hiện chỉ được bấm sẵn bởi nhà sản xuất. Người dùng phải đặt hàng với chiều dài cho trước chứ không thể thực hiện bấm đầu tại hiện trường.

7. Phương thức kết nối đầu cuối

8. Làm sạch và nghiệm thu

Kết luận

Hệ thống mạng sợi quang ngày càng phát triển, kéo theo công nghệ đầu nối quang cũng có những bước tiến vượt bậc với rất nhiều kiểu thiết kế trên thị trường. Khi hệ thống mạng dịch chuyển theo xu hướng mật độ và tốc độ ứng dụng cao, thị trường đầu nối cũng sẽ dịch chuyển đến các kiểu đầu nối nhỏ hơn như LC hoặc các đầu nối tích hợp nhiều sợi quang như MPO.

Để đáp ứng giới hạn ngày càng chặt chẽ về độ suy hao cho phép của các ứng dụng như 40 GbE hay 100 GbE, các kỹ thuật viên phải tuân thủ quy trình của nhà sản xuất bao gồm kiểm tra và làm sạch tất cả các đầu nối trước khi thực hiện kết nối. Cách tiếp cận này sẽ đảm bảo hiệu suất, chất lượng và độ tin cậy của hệ thống cáp sợi quang.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!!!

Exit mobile version